Tìm hiểu chi tiết về nhà phố thương mại
Nhiều người sẽ cảm thấy xa lạ khi nghe đến nhà ở thương mại hay nhà phố thương mại. Nhưng trên thực tế, nó lại thường xuyên xuất hiện và bất kỳ ai cũng đã từng nhìn thấy ít nhất một lần. Đó chính là những toà chung cư từ bình dân đến cao cấp. Điểm khác nhau của chúng là giá cả và mục đích sử dụng.
Nhà ở thương mại là gì
Nhà ở thương mại là nhà được đầu tư xây dựng bởi các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau với mục đích bán hoặc cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường. Đa phần là các chung cư.
Ai có thể mua nhà ở thương mại
Bất kì ai cũng có thể mua nhà ở thương mại. Bạn có thể mua nhà để ở hay đầu tư đều có thể được.
Nhà phố thương mại là gì
Trong tiếng Anh, nhà phố thương mại có tên gọi là shophouse. Nó có nghĩa là một nơi vừa dùng để buôn bán, vừa dùng để cư trú. Thuật ngữ shophouse cũng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Chúng dành để chỉ những mặt tiền bán lẻ tại các toà chung cư, các khu đô thị. Nhưng thuật ngữ này vẫn chưa nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Và xét về tính chất, thì nhà phố thương mại, “shophouse” tại Việt Nam khá khác với shophouse ở nước ngoài.
Nhà phố thương mại ở Việt Nam và nước ngoài có khác nhau không
Ở nước ngoài, nhà phố thương mại thường được xây dựng trên các tuyến phố. Nó thuộc về những chủ sở hữu riêng biệt, vì vậy mà chúng thường có sự khác nhau giữa các ngôi nhà. Tuy nhiên, những chủ sở hữu vẫn tuân thủ một số quy tắc chung để tạo nên tuyến phố đẹp mắt, thu hút người đi đường.
Còn tại Việt Nam, nhà phố thương mại thường nằm trong một dự án khu đô thị. Chúng là tầng trệt hoặc tầng 1 của các toà chung cư. Vì vậy, nhà phố thương mại ở Việt Nam hầu như có sự giống nhau về hình thức bên ngoài. Chủ đầu tư sẽ dành vị trí đẹp nhất, gần các trục đường chính để xây dựng các căn shophouse kiểu mẫu. Chính vì vậy, giá bán của nhà phố thương mại luôn cao hơn nhà mặt phố trong cùng dự án từ 1,5-2 lần.
Tại Việt Nam, nếu gọi đúng thì shophouse phải là cửa hàng, cơ sở thương mại dịch vụ. Nó không phải là nhà ở, nên không thể gọi là “house”. Trên thực tế khách hàng không thể vừa kinh doanh vừa sử dụng shophouse để ở. Đó chỉ là sự ngộ nhận của họ và lời chào mời từ những doanh nghiệp, hoặc chủ đầu tư. Người sống tại shophouse sẽ không được phép đăng ký tạm trú, tạm vắng. Vì vậy, người mua nhà phố thương mại cần phải thận trọng.
Bên cạnh đó, nhà phố thương mại không được sở hữu lâu dài, mà chỉ là sở hữu có thời hạn. Hiện những shophouse tại khối đế của các tòa nhà chung cư vẫn chưa rõ ràng về tính chất pháp lý. Bởi, các shophouse đó chỉ có hợp đồng mua bán với thời hạn 50 năm.
Thắc mắc có nên đầu tư vào nhà phố thương mại không
Nhà phố thương mại nở rộ trên thị trường từ khoảng năm 2015, từng được nhiều chuyên gia, giới đầu tư dự đoán sẽ là “cỗ máy hái ra tiền”. Vào giai đoạn đầu, nhà ở thương mại đã đón nhận làn sóng đầu tư lớn do có nhiều ưu điểm. Chúng có thể vừa dùng để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng là hàng hiếm của thị trường bất động sản, hiện nay nhà phố thương mại đang bị ế ẩm, “vườn không nhà trống”. Những căn nhà phố thương mại từng được xem là điểm sáng cho mặt bằng bán lẻ bởi dự án nằm trong vị trí thuận tiện cho kinh doanh. Đồng thời, dự án đó còn sở hữu lượng căn hộ lớn, số lượng cư dân lên tới hàng ngàn người sinh sống cũng là điều kiện thuận lợi cho kinh doanh bán lẻ. Nay những căn nhà đó lại trong tình trạng bỏ trống, rao bán nhưng không có người mua.
Cần chú ý gì khi đầu tư vào nhà phố thương mại
Nhà đầu tư nên chọn các khu nhà có giá trị vừa từ 2-7 tỷ đồng. Một mức vốn đầu tư an toàn để tránh thiệt hại quá lớn nếu kinh doanh không thuận lợi. Nhà đầu tư cũng đầu tư vào nhà phố thương mại với kế hoạch dài hạn từ 3-5 năm trở lên.
Khi có ý định sở hữu nhà phố thương mại, cần xem xét đến ba yếu tố:
Thứ nhất, dự án phải được đi vào vận hành, sử dụng một cách nhanh chóng. Không để xảy ra hiện tượng dự án bị “đắp chiếu” quá lâu.
Thứ hai, dịch vụ tiện ích tốt -> Nâng cao mức sống của người dân -> Thu hút khách hàng có mức thu nhập cao, sẵn sàng chi tiêu.
Thứ ba, phải có cộng đồng cư dân nội khu đủ lớn.
Thứ tư, phải có sự kết nối thông suốt, thu hút cộng đồng cư dân bên ngoài dự án.
Người mua cũng cần chú ý tới diện tích của mặt bằng. Nếu nó có diện tích chỉ khoảng 75m2 thì dễ gây khó khăn trong việc kinh doanh. Nhiều mặt bằng đã rơi vào tình trạng mua rồi nhưng vẫn để đó. Bởi người mua không thể sử dụng chúng cho việc khai thác thương mại.
Nhà ở thương mại và nhà phố thương mại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mong bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình.