Gỗ MFC là gỗ gì ? Đặc điểm phân loại gỗ MFC

Đặc điểm phân loại gỗ MFC

“Gỗ MFC” – chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ trong mỗi chúng ta nữa phải không nào? Đây là một loại gỗ công nghiệp được người tiêu dùng Việt Nam khá ưa chuộng bởi mặt chất lượng, thân thiện môi trường, mẫu mã hiện đại cùng với giá thành tối ưu.

Đây có thể xem là loại gỗ đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực trang trí nội thất của các khu chung cư cao cấp, nhà ở, văn phòng hiện đại, … Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo để hiểu rõ thêm về loại gỗ này nhé!

Gỗ MFC là gỗ gì

Gỗ MFC được viết tắt bởi cụm từ “Melamine Faced Chipboard”, nó có nghĩa là một dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt.

Cụ thể hơn, gỗ MFC là một loại vật liệu có dạng tấm, được phủ một lớp màu trơn hoặc giả vân, giả gỗ trên bề mặt. Loại gỗ này được sản xuất từ gỗ trừng trồng với thời gian thu hoạch ngắn ngày như cây keo, cao su, bạch đàn, … Khác với loại gỗ tự nhiên – được lấy từ thân cây gỗ, các mẫu gỗ vụn đa phần được tân dụng để tái sinh ngọn cành cho cây.

Còn đối với gỗ công nghiệp, nó được tạo ra từ các gỗ vụn bởi sự kết dính của keo và hóa chất, ép tạo thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, sau đó được phủ một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có công dụng chống trầy xước, thống thấm nước và tạo độ thẩm mỹ cao.

Gỗ MFC là gỗ gì có tốt không
Gỗ MFC là gỗ gì có tốt không

Phân loại gỗ MFC

Gỗ công nghiệp MFC được chia thành hai loại, đó là: gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm.

Gỗ MFC loại thường: là loại gỗ được sử dụng nhiều để làm nội thất văn phòng, nhà ở, … bởi tiêu chuẩn của loại gỗ này nằm ở mức trung bình. Hơn nữa về giá thành cũng thấp hơn so với loại MFC chống ẩm.

Gỗ MFC chống ẩm: là loại gỗ được sử dụng nhiều để làm nội thất trong các khu vực ẩm ướt như nhà tắm, kệ bếp, … bởi nó được trang bị thêm một lớp chống ẩm tối ưu. Do vậy, ở những nơi có khí hậu ẩm ướt, khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng loại gỗ này để có được sản phẩm hoàn hảo và bền bỉ hơn theo thời gian.

Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ MFC

Chắc chắn một sản phẩm nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Sau đây là một số ưu – nhược điểm để mọi người cùng tham khảo nhé!

Một số ưu điểm gỗ MFC

+ Có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực nội thất và thiết kế ngày nay.

+ Giá trị thẩm mỹ cao, trang nhã, mẫu mã và màu sắc vo cùng đa dạng, hiện đại và đẹp mắt.

+ Bề mặt được phủ lớp Melemine nên độ bền cao, có khả năng chống trầy xước, chống va đập tốt.

+ Có khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt, ngoài ra còn chống ẩm ướt ở những nơi có khí hậu ẩm, mưa nhiều.

+ Thuận tiện trong việc vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp do bề mặt phẳng nhẵn và trơn.

+ Chống được các loại mối, do đây không phải loại gỗ tự nhiên.

+ Giá thành khá rẻ, lựa chọn tối ưu cho mọi nhà hoặc các khu chung cư, văn phòng … nhưng vẫn không kém phần hiện đại.

+ Thân thiên với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Một số ưu điểm gỗ MFC
Một số ưu điểm gỗ MFC

Nhược điểm gỗ MFC

+ Tuy có loại gỗ MFC chống ẩm, tuy nhiên khả năng chịu nước khá thấp, do vậy dễ bị bung hoặc hở ván nếu tiếp xúc với nước thường xuyên và lâu ngày.

+ Độ dày khá mỏng do mỗi ván gỗ chỉ được tạo ra với kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo độ cứng nhất đinh.

+ Độ bền không thể so sánh được với loại gỗ tự nhiên. Gỗ MFC có thể dao động từ 10-15 năm.

Song song với những ưu điểm thì loại gỗ công nghiệp MFC này chắc hẳn cũng không tránh khỏi những khuyết điểm. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm mà loại gỗ này mang lại.

Những năm trước đây, người tiêu dùng thường lựa chọn các loại gỗ tự nhiên, gỗ thật, … để trang trí, thiết kế đồ nội thất trong nhà ở, văn phòng,… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành gỗ công nghiệp đã và đang phát triển rất lớn. Song song với đó là các loại sản phẩm từ gỗ công nghiệp được tạo ra khá an toàn, thân thiện với môi trường, màu sắc hiện đại, …

Do đó, loại gỗ công nghiệp MFC này tuy chưa thực sự hoàn hảo, nhưng chắc chắn nó sẽ là một lựa chọn tối ưu cho các nhà tiêu dùng trong cũng như ngoài nước.

Đánh giá post