Cây Hông là cây gì ? Nguồn gốc đặc điểm và giá trị kinh tế cây Hông

Nguồn gốc đặc điểm và giá trị kinh tế cây Hông

Cây Hông – một loại cây canh tác lâm nghiệp vẫn còn khá mới mẻ đối với người dân miền núi nói riêng và Việt Nam nói chung. Mặc dù vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng loại cây này đã dần thể hiện được giá trị kinh tế của bản thân mình mang lại.

Nguồn gốc và đặc tính của cây hông

Cây Hông (Paulownia) thuộc thân gỗ thường được trồng nhiều ở các tỉnh Trung Quốc và cũng có thể được xem như là quê hương bản địa của loại cây này. Ở Trung Quốc, loại cây này được sử dụng để tái tạo rừng, trồng ven đường và làm cây cảnh.

Nếu như trước đây loại cây này không được quan tâm lắm vì còn non tuổi và không có lòng tin về chất lượng vì tốc độ sinh trưởng quá nhanh của nó thì những năm gần đây, cây Hông được dần du nhập nhiều qua Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh ven Trung Quốc và Lào. Với đặc tính dễ dàng sinh trưởng và có giá trị kinh tế cao nó dần được phát triển và triển khai nghiên cứu ở nhiều địa phương trong cả nước.

Cây hông là cây gì
Cây hông là cây gì

Đồng bào ở các tỉnh miền Bắc thường hay sử dụng gỗ của loại cây này làm chõ hông xôi nên được goi là cây Hông. Họ cây Hông này có đến 9 loại khác nhau và được trồng trên khắp các nước như Mỹ, Úc và Canada… Nhưng phổ biến nhất ở Việt Nam và được triển khai nghiên cứu nhiều chỉ có 2 loại là Paulownia Fortunei và Paulownia Elongata.

Giá trị kinh tế của cây Hông

Cây Hông được mệnh danh là “Vua của sinh trưởng” vì có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Theo công bố của các chuyển gia nghiên cứu của Trung Quốc, đã đưa ra số liệu minh chứng rõ nét cho danh hiệu này của cây Hông. Theo báo cáo cho thấy: Khi cây 5 tuổi đã có đường kính bình quân lên đến 20 cm, cao 7-8m, thể tích cây đứng 0,117 m3/cây; khi cây lên 8 tuổi thì đã lên đến 29,5 cm và cao từ 10m, 11 tuổi là 40 cm, cao 12,46 m.

Ngoài ra khi trưởng thành đường kính của cây có thể đạt 90-100cm trong vòng 30 năm và 200 cm trong vòng 80 năm. Với đặc trưng sinh trưởng như vậy, nên cây Hông hiển nhiên trở thành một loại cây được sử dụng nhiều trong canh tác lâm nghiệp của Việt Nam.

Gỗ cây Hông được đánh giá rất cao vì sự dẻo dai, bền, nhẹ và ít bị mối mọt. Nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống như làm đồ gia dụng, làm vật dụng trang trí nội thất, bao bì,…. Ngoài ra loại gỗ này rất khó cháy, có thể giảm thiểu được nạn cháy rừng ở Việt Nam. Nó còn có thể tạo độ phủ để bảo vệ mội trường, cải thiện không khí giảm bớt ô nhiễm và tạo nên một lớp phòng hộ vững chắc cho cánh rừng Việt Nam.

Giá trị kinh tế cây hông
Giá trị kinh tế cây hông

Một số ưu điểm của cây hông 

Ngoài những đặc tính cao về gỗ, thì tất cả các bộ phận trên cây Hông cũng được sử dụng để tạo nhiều nguồn giá trị kinh tế khác.

Lá của cây Hông có hàm lương đạm cao kết hợp cùng với các nguyên tố vi lượng khác nên được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, ngoài ra nó còn có thể phân hủy tạo được độ phì nhiêu cho đất.

Hoa của loại cây này còn được sử dụng để nuôi ong và làm thuốc chữa bệnh, vỏ cây dùng chế thuốc nhuộm. Gỗ của cây Hông khi đốt thành than có thể dùng làm than hoạt tính, còn có thể sử dụng cho bột pháo hoa và bột chì màu.

Hiện trạng của cây Hông hiện nay tại Việt Nam

Hiện nay, cây Hông được người dân nhiều vùng chọn để làm phương thức nâng cao kinh tế cho gia đình. Người nông dân thường sử dụng để trồng xen kẻ với những loại cây khác chủ yếu là cà phê, vừa để tăng cao kinh tế vừa có thể bảo hộ cho các loại cây cạnh nó. Hoặc có thể chọn để kết hợp với hình thức Nông – Lâm kết hợp góp phần phát triển kinh tế cho toàn vùng.

Tuy có nhiều triển vọng phát triển, nhưng người nông dân cần xem xét và tìm hiểu kỹ về đặc tính cũng như phương hướng phát triển của loại cây này. Cần có sự nghiên cứu để chọn được địa hình cũng như điều kiện phát triển phù hợp nhất cho loại cây này, đặc biệt là nghiên cứu kỹ đầu để tránh trường hợp vỡ mộng và ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình vì quá chủ quan.

Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng nên phát triển nhiều nghiên cứu để nhanh chóng đưa loại cây này vào nhiều vùng của Việt Nam để có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phủ xanh nhiều đồi trọc ở vùng núi cũng như tạo ra một bức tường vững chắc giảm nạn cháy rừng đến mức tối thiểu nhất có thể.

Đánh giá post