Cây gỗ vàng tâm là gỗ gì ? Đặc điểm nhận biết loại gỗ vàng tâm

6 điều về gỗ vàng tâm có thể bạn chưa biết

Cây gỗ vàng tâm có tên gọi là gì

Cây gỗ vàng tâm, hay thường gọi là cây vàng tâm có tên khoa học là Magnolia Coniferia. Đây là một loài cây thuộc họ Magnoliaceae.

Các tên gọi đồng nghĩa của cây vàng tâm:

Magnolia conifera var. conifer

Manglietia conifera Dandy

Gỗ vàng tâm là gỗ gì
Gỗ vàng tâm là gỗ gì

Một số nhầm lẫn thường gặp về cây vàng tâm

Tên gọi khoa học gỗ vàng tâm

‘Vàng tâm’ chính là loài có tên khoa học là Magnolia conifera. Nó được ghi rõ ràng trong lý lịch mẫu chuẩn (Holotype) của loài được thu bởi F. Fleury ngày 2 tháng 6 năm 1918 tại Ba Vì, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Ban đầu mẫu này được định loại nhầm là Manglietia glauca (nay tên này trở thành tên đồng nghĩa của loài Magnolia sumatrana var. glauca). Nhưng H.P. Nooteboom năm 1987 đã định loại chúng chính là loài Manglietia conifera, và được xác nhận lại bởi Chen Bao Liang năm 1991. Qua gần thế kỷ, tên gọi ‘Vàng tâm’ vẫn đúng với loài Magnolia conifera.

Đặc tính gỗ cây vàng tâm

Cây vàng tâm thường bị nhầm với cây mỡ. Cách để phân biệt chúng  là dựa vào màu sắc, thớ gỗ. Thịt cây gỗ mỡ màu xám trắng, hơi ánh bạc, mềm, thớ thẳng. Còn cây vàng tâm gỗ có màu vàng, thơm, thớ mịn, khó bị mối mọt. Đây là loại gỗ quý. Vỏ và quả của cây vàng tâm thậm chí còn được người dân miền núi dùng làm thuốc chữa bệnh.

Ngược lại, do là cây gỗ mềm, mỡ thường được trồng làm nguyên liệu SX giấy, bút chì, gỗ dán… Số lượng cây vàng tâm hiện còn rất ít và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Cây vàng tâm phân bố ở đâu

Cây vàng tâm là loài mọc tự nhiên, có ở Việt Nam (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Hà Nội (Ba Vì)) và một số vùng thuộc Trung Quốc.

Gỗ vàng tâm phân bố chủ yếu ở đâu
Gỗ vàng tâm phân bố chủ yếu ở đâu

Cây vàng tâm dùng làm gì

Vàng tâm dùng để trang trí, làm thuốc, lấy gỗ đóng đồ gia dụng. Đặc biệt, người ta thường sử dụng chúng để đóng đồ tâm linh: quan tài, vật trang trí trong chùa, miếu,…Người ta đóng quan tài bằng gỗ vàng tâm vì: gỗ vàng tâm nhẹ, thớ mịn, mềm, không mối mọt, không cong vênh. Khi chôn sâu dưới đất, gỗ vàng tâm vẫn cực bền. Vì thế, dân gian có câu: “Sống trên đời ăn miếng dồi chó/Chết xuống âm phủ được bó vàng tâm” là vậy.

Cây vàng tâm có đặc điểm gì

Cây vàng tâm cao tới 20m. Chiều cao trung bình thì tầm 15-20 m. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon của cây nhỏ. Tán cây có hình tháp. Lớp vỏ ngoài có màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn. Lớp vỏ trong thì trắng ngà, có mùi thơm nhẹ.

Về hình thái lá: Lá có hình giáo ngược, dài từ 8–18 cm, phủ lông thưa trên bề mặt.  Phiến lá dài tầm 12–15 cm, rộng 2–6 cm. Phần mặt trên của lá màu lục thẫm, mặt dưới thì nhạt hơn. Cuống lá mảnh, có vết lõm ở gốc dài bằng 1/5 cuống lá. Cành non và chồi của cây vàng tâm phủ lông tơ màu nâu óng ánh.

Hoa vàng tâm dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 hoặc 11 cánh, màu trắng, xếp xoắn thành 3 lớp; lớp ngoài mỏng phớt xanh nhạt, cánh hình ê-lip, đỉnh tròn; lớp cánh ở giữa hình trứng hoặc e-lip, dày hơn cánh lớp ngoài cùng; lớp cánh bên trong cùng màu trắng. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau thành hình trụ. Bầu nhụy nổi lên, cao 1,5–2 cm; nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả kép hình trứng hoặc hình trụ. Mùa hoa vào tháng 4-6, mùa quả tháng 9-10.

Đặc điểm gỗ vàng tâm
Đặc điểm gỗ vàng tâm

Cách nhận biết cây vàng tâm thật

Có 2 cách để nhận biết:

  • Quan sát bằng mắt: Vân gỗ không rực rỡ bằng gỗ lát. Gỗ có màu vàng, tom gỗ không mịn, thớ gỗ xuôi ngược đảo chiều.
  • Ngửi và đốt: Gỗ vàng tâm khi ngửi có mùi thơm. Đặc biệt khi bị đốt, chúng sẽ nổ lép bép thỉnh thoảng lại xì ra như que diêm cháy. Đây chính là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt gỗ vàng tâm thật hay giả.

Nhiều người nhẫm lẫn cây vàng tâm với cây mỡ. Nhưng vàng tâm thì đem lại giá trị kinh tế cao. Còn gỗ mỡ, giá trị kinh tế thấp và nếu không trồng đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho người dân.

Đánh giá post